Ý nghĩa và nhận định Lãng sử

Lãng sử kể về cuộc sống tục tĩu theo cách tự nhiên, và văn phong thô thiển. Đồng thời phản ánh cõi giới tinh thần trống rỗng và sự trụy lạc buồn tẻ của giới sĩ đại phu thời bấy giờ.

Cuncun Wu và Mark Stevenson lập luận rằng Lãng sử "đại diện cho sự phủ nhận hoàn toàn bất kỳ hình thức quan điểm đạo đức nào"[11] và "thiếu cả một chút gợi ý về giáo huấn đạo đức hoặc sự ăn năn, và thay vào đó nhại lại các quy ước về đạo đức bằng cách đảo ngược lại chúng".[12] Hơn nữa, họ cho rằng "trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, có rất ít tác phẩm có thể sánh ngang với Lãng sử ở chỗ... không có bất kỳ gợi ý nào về quan hệ nhân quả đạo đức."[12]

Martin W. Huang viết rằng Lãng sử là một ví dụ về "tiểu thuyết khiêu dâm với tư cách là một thể loại mang khuynh hướng tội lỗi (điều đó) đôi khi dường như mang lại nhiều khả năng hơn để xem xét những sai lệch, đặc biệt là những sai lệch do phụ nữ phạm phải, với nhiều sự khoan dung hơn".[6] Lấy ví dụ, Mai Tố Tiên thực hiện cử chỉ "nữ quyền" khi cho phép vợ mình là Lý Văn Phi quan hệ tình dục với gã nô bộc và người tình song tính Lục Châu của anh ta, vì cô ấy đã cho phép chồng mình giữ lại người thiếp yêu.[6] Nhà phê bình đầu thời Thanh Lưu Đình Ky (劉廷璣) công kích cuốn tiểu thuyết này "độc hại",[13], trong khi Giovanni Vitiello chỉ trích tác phẩm "khá nghèo nàn về cốt truyện và văn phong lặp đi lặp lại".[14]